MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TRÊN 500.000đ

Cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm đơn giản

Sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần chì vượt mức cho phép trong khoảng thời gian dài, sẽ để lại nhiều hệ quả xấu cho làn da và sức khỏe. Vậy làm sao để có thể kiểm tra chì trong mỹ phẩm? Hãy cùng tham khảo các cách kiểm tra mà BIO COSMETICS chia sẻ dưới đây nhé!

cach-kiem-tra-chi-trong-my-pham-don-gian

Chì trong mỹ phẩm

Chi là một loại kim loại nặng có độc tính cao, tiếp xúc lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế chì vẫn được ứng dụng nhiều trong các dòng mỹ phẩm làm đẹp như son môi, kem nền, kem che khuyết điểm, kem dưỡng thể,….với hàm lượng dưới 10ppm, để tạo độ bám dính và độ mịn cho sản phẩm khi bôi lên da.

Theo FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tin rằng 10ppm chì trong mỹ phẩm son môi hay mỹ phẩm thoa ngoài hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. 

Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng chứa hàm lượng chì dưới 10ppm, đó là lý do vì sao vẫn có nhiều sản phẩm mỹ phẩm có khả năng gây ảnh hưởng khá cao đến sức khỏe người dùng.

Vì vậy tại Mỹ, trước khi sản xuất, FDA yêu cầu phụ gia tạo màu phải được chấp thuận trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Khi một chất phụ gia tạo màu được xét duyệt, chất này sẽ được xem xét các thông tin như sử dụng như thế nào, lượng mà người tiêu dùng có thể tiếp xúc, có an toàn cho mục đích sử dụng đã công bố hay không… và quy định của FDA thường giới hạn chì dạng tạp chất trong phụ gia màu không được quá 10-20ppm. Ở lượng nhỏ này, chì sẽ không gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

chi-trong-my-pham-la-gi

Mối nguy hại của chì trong mỹ phẩm 

Da yếu và ngày càng mỏng hơn

Khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chì cao trong khoảng thời gian lâu dài khiến da bị nhiễm độc kim loại nặng, làn da sẽ trở lên yếu và mỏng hơn do bị bào mòn bởi các hóa chất độc hại. Vì vậy, làm da sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đồng thời hay bị nổi mụn, dị ứng…

Da bị nhiễm trùng, kích ứng lên mụn

Da có thể bị nhiễm trùng, lở loét và nổi mụn từ việc nhiễm độc các kim loại nặng như chì. 

Da đổi màu tái, sạm da

Làn da bị xỉn màu, sạm da, thiếu sức sống. Rõ nét nhất là sử dụng mỹ phẩm kem làm trắng da có chứa chì, son môi có chứa chì….

Lỗ chân lông to, bề mặt sần sùi

Do da đã mất đi khả năng đàn hồi, các lỗ chân lông sẽ tự động dãn rộng, bề mặt da trở lên sần sùi, nhăn nheo cùng nhiều dấu hiệu lão hóa khác.

Các ảnh hưởng đến toàn thân khác

Không chỉ có tác động tới da, sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần chì lâu dài còn gây ra rất tác hại đến sức khỏe, cơ thể trong cơ thể.

moi-nguy-hai-cua-chi-trong-my-pham

Cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm đơn giản

Phương pháp kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng nước

Chuẩn bị: 1 cốc nước lọc, mỹ phẩm cần kiểm tra.

Cách thực hiện:

Nghiền một lượng nhỏ mỹ phẩm, sau đó cho vào cốc nước khuấy đều, đợi 30 giây sau thì quan sát. Nếu mỹ phẩm bám quanh thành cốc là thành phần có chứa mỡ động vật. Nếu mỹ phẩm nổi lên trên bề mặt cốc nước là loại mỹ phẩm có chứa dầu khoáng. Nếu mỹ phẩm lắng đọng dưới đáy cốc, thì chắc chắn mỹ phẩm có chứa chì và thủy ngân. Nếu mỹ phẩm hòa tan với nước, có thể coi là an toàn cho da.

Tuy nhiên, cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm này sẽ không thích hợp với một số loại son môi có chứa dầu Paraffin, Vaseline,….bởi những thành phần này cho vào nước đều xảy ra hiện tượng bám vào thành cốc hoặc nổi lên mặt nước.

Phương pháp kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng vàng tây

Phương pháp kiểm tra chì trong mỹ phẩm này áp dụng cho các sản phẩm son môi, rất được phái đẹp áp dụng. Chỉ cần thoa son lên mu bàn tay sau đó dùng nhân vàng hoặc bạc chà xát trên lớp son môi. Nếu lớp son môi chuyển màu sẫm thì son đó có chứa chì hoặc thủy ngân. Màu son càng đậm càng có chứa nhiều chì.

Kết luận: 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tác hại của chì trong mỹ phẩm và cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm. Qua bài viết, BIO COSMETICS mong rằng sẽ giúp mọi người nhận biết và tránh sử dụng một số loại mỹ phẩm có chứa hàm lượng chì cao gây nguy hại cho làn da, sức khỏe.