MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TRÊN 500.000đ

Chăm sóc tóc tẩy đúng cách và hiệu quả

Việc tẩy tóc và nhuộm tóc với nhiều màu lạ mắt như màu bạch kim, xám tro, hồng tím đang là xu hướng cực kỳ “hot”. Ai ai cũng biết tẩy tóc nhiều thì tóc sẽ hư tổn, xơ xác và gãy rụng. Vậy bạn đã biết những cách chăm sóc tóc tẩy hiệu quả cho mái tóc sành điệu của mình chưa? Dưới đây là một số cách chăm sóc tóc tẩy mà các nàng cần nằm lòng khi có ý định biến hóa màu tóc.

Chăm sóc tóc tẩy bằng cách dùng đúng dầu gội

Thông thường, nhuộm màu tóc càng sáng thì màu càng dễ phai nhanh, đặc biệt với các màu nhuộm đang hot như màu than chì, màu bạch kim, màu xám tro… Bởi vậy, nếu muốn giữ được màu tóc được lâu bền, bạn cần lựa chọn được dầu gội chuyên dụng dành cho tóc tẩy. Cần chú trọng lựa chọn loại dầu gội dưỡng tóc phù hợp với da đầu của mình và đặc biệt phải lựa ngay dầu gội chứa ít hoặc không chứa thành phần chất tẩy sulfate, chọn dầu gội phục hồi để giúp tái tạo mái tóc nhanh hơn.

dung-dau-goi-de-cham-soc-toc-tay-duoc-ben-mau

Dùng đúng dầu gọi để mái tóc sau tẩy được bền màu

Ngoài ra, bạn đừng lạm dụng loại dầu này và gội đầu quá nhiều lần trong tuần. Sau khi tẩy, ít nhất là trong 3 tuần đầu, bạn nên gội đầu ít đi, khoảng 2 lần/tuần là tốt nhất. Bằng cách này, bạn sẽ duy trì được màu nguyên bản của tóc một cách lâu nhất và không rơi vào tình trạng tóc nhanh bết dính, xơ rối. Nếu sợ rằng ít gội đẩu, tóc sẽ trông mất thẩm mỹ thì bạn hãy trang bị sẵn một chai dầu gội khô để “chữa cháy” nhé.

Gội đầu đúng cách

Gội đầu đúng cách là một bước quan trọng trong chăm sóc tóc tẩy. Nước để gội nên là nước mát, mùa đông bạn cũng chỉ nên dùng nước vừa đủ ấm, tránh dùng nước nóng gây hại cho tóc tẩy và da đầu.

cham-soc-toc-tay-dung-cach-va-hieu-qua

Trong lúc gội, bạn cũng cần chú ý massage các vùng da đầu, vừa giúp bạn được thư giãn, vừa giúp da đầu khỏe mạnh. Tránh dùng móng tay gãi mạnh vào da đầu hoặc kéo mạnh tóc.

Tăng cường dùng dầu xả

Dầu xả giúp nuôi dưỡng tóc, phục hồi dần sau quá trình tẩy tóc, giúp tóc mềm mượt và khỏe mạnh hơn. Lưu ý, bạn chỉ được dùng dầu xả ở phần đuôi tóc chứ không được thoa lên da đầu và phần chân tóc, tránh tình trạng các tinh chất trong dầu xả không thể tập trung nuôi dưỡng được mái tóc bạn mà còn khiến tóc bạn nhanh bị bết hơn.

Dùng mặt nạ dưỡng tóc

Tóc tẩy xong thường rất yếu, dễ gãy rụng. Đắp mặt nạ cho tóc là một trong những cách phục hồi sự hư tổn cho tóc tẩy, giúp tóc khỏe mạnh hơn. Bạn có thể sử dụng mặt nạ mật ong, mặt nạ sữa chua, mặt nạ chuối hoặc mặt nạ bơ để dưỡng tóc sau khi tẩy, tạo nên một lớp màng bảo vệ sợi tóc khỏi những tác động của môi trường, khí hậu,..

xit-duong-toc-biocos

Dưỡng tóc hoa bưởi giúp dưỡng da đầu và tóc bóng mượt, phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa và làm giảm rụng tóc

Thường xuyên tỉa tóc

Sau khi bị tác động bởi hóa chất để tẩy tóc, phần đuôi tóc sẽ trở nên khô và giòn nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tóc nhanh chẻ ngọn. Bởi vậy, bạn nên thường xuyên tỉa bớt phần đuôi tóc để tránh phần tóc bị chẻ ngọn lan rộng thêm. Mái tóc sẽ thêm phần dày dặn, mượt mà.

Hạn chế đi bơi và để nước mưa ngấm vào tóc

Sau khi tẩy tóc, bạn nên hạn chế đi bơi để tránh tối đa tác hại mà nước ở bể bơi gây ra cho mái tóc của bạn. Bởi trong nước ở bể bơi có thành phần chất hóa học cực kỳ gây hại cho tóc và thậm chí cho cả da đầu. Nước mưa cũng sẽ khiến mái tóc của bạn nhanh bết dính, gãy rụng, hư tổn. Nếu tóc bạn bị ngấm nước mưa, hãy về gội đầu ngay.

Tránh tác động nhiệt

Mái tóc sau khi tẩy sẽ cực kì yếu ớt, bởi vậy tốt hơn hết là bạn hãy giảm thiểu tối đa việc tác động nhiệt lên tóc như sấy tóc, là thẳng tóc hay uốn xoăn tóc,… Trong trường hợp bắt buộc phải tác dụng nhiệt lên tóc, hãy tạo một lớp màng bảo vệ cho tóc bằng các loại mỹ phẩm sạch chuyên dụng cho tóc. Ngoài ra, tóc tẩy cũng rất dễ bị ánh nắng mặt trời tấn công khiến tóc mất đi khả năng tự bảo vệ. Bởi vậy, khi ra ngoài vào lúc trời nắng gắt, hãy đội mũ để che kín tóc đồng thời thoa lên tóc dung dịch bảo vệ tóc chuyên dụng.

Trên đây là 7 cách chăm sóc tóc tẩy được áp dụng khá hữu ích, nếu bạn muốn có một cách hồi phục chuyên sâu thì nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên về da đầu để nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.