MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TRÊN 500.000đ

Công thức tẩy tế bào chết môi siêu đơn giản ngay tại nhà

Làn da môi mỏng manh của chúng ta hằng ngày chịu sự tác động của ánh nắng mặt trời, sự thay đổi nhiệt độ cũng như các thói quen xấu như liếm môi, hút thuốc,… Dần dần, chúng trở nên khô ráp, xỉn màu, kém tươi tắn. Lúc này, đừng chỉ chú tâm vào việc dưỡng ẩm mà quên đi việc tẩy tế bào chết môi các nàng nhé. Tẩy da chết môi không phải là bước skincare thường xuyên nhưng lại rất cần thiết để giúp bờ môi hồng hào hơn, bớt thâm xỉn và hết khô nẻ.

Tại sao cần tẩy tế bào chết cho môi?

– Tẩy da chết cho môi giúp loại bỏ được lớp da thừa của môi, đánh bay những độc tố do son màu mang lại, kích thích sản sinh tế bào mới. Nhờ đó da môi sẽ trở nên mềm mại và căng mọng hơn.

tay-te-bao-chet-moi

Tẩy da chết môi rất cần thiết để giúp bờ môi hồng hào hơn, bớt thâm xỉn và hết khô nẻ

– Tẩy da chết môi là quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt môi bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hoặc các loại mỹ phẩm sạch hỗ trợ. Việc này giúp loại bỏ các lớp da khô, bụi bẩn, giúp môi căng mọng và hồng hào.

Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà

Nếu bạn chưa tìm được một sản phẩm tẩy da chết môi ưng ý thì tại sao không thử tự chế biến nhỉ!

Công thức tẩy tế bào chết cho da môi thường kết hợp từ 2 – 3 nguyên liệu thiên nhiên khác nhau nhưng sẽ chỉ bao gồm 2 nhóm chính đó là nguyên liệu scrub để tẩy da chết và nguyên liệu làm mềm dưỡng da môi.

1. Dùng bàn chải đánh răng/khăn mềm

Bàn chải đánh răng hay khăn mềm đều là công cụ đắc lực để tẩy da chết môi. Đây là cách khá hiệu quả, dễ thực hiện mà lại không tốn kém.

dung-ban-chai-hoac-khan-mem

Bôi một ít vaseline, thuốc mỡ hoặc son dưỡng lên môi rồi dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi trong khoảng vài giây để lấy đi tế bào chết nhanh nhất và không gây đau môi. Dùng khăn mềm tương tự như vậy, cũng đem lại hiệu quả tốt.

2. Tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có tác dụng tẩy da chết cực kỳ tuyệt vời, không kém bất kỳ loại mỹ phẩm đắt tiền nào. Bạn chỉ cần thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên môi, dùng bàn chải chà nhẹ nhàng. Sau 2 phút rửa lại môi thật sạch với nước và dùng khăn mềm lau khô. Thoa một lớp dầu oliu để cấp ẩm cho môi.

3. Tẩy tế bào chết môi bằng đường và dầu ôliu

Đây là công thức đơn giản nhất, không mất quá nhiều thời gian, phù hợp với những cô nàng bận rộn. Chỉ với 2 nguyên liệu là đường và dầu oliu, bạn sẽ có đôi môi mịn màng đầy thu hút.

Cách thực hiện: Trộn đều 1 muỗng nhỏ đường hạt, một vài giọt dầu ô liu hoặc dầu jojoba, dầu dừa hoặc bất kì loại dầu nào mà bạn thích kèm thêm một vài giọt nước. Thoa đều hỗn hợp lên môi, sau đó nhẹ nhàng mát xa trong khoảng 30 giây rồi rửa sạch lại với nước ấm và thoa một chút dâu ôliu lên môi để giữ ẩm.

4. Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong, đường nâu, dầu dừa

Dầu dừa nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm cho da, mật ong chứa những thành phần làm lành môi bị khô và nứt nẻ, đường nâu sẽ lấy đi các tế bào chết tự nhiên nhất. Cả 3 nguyên liệu sẽ giúp cho môi bạn mềm mượt và loại bỏ hết da chết trên môi.

Cách thực hiện: Trộn 1 muỗng dầu dừa nguyên chất, 1 muỗng mật ong và ½ muỗng đường nâu vào chén thành hỗn hợp sền sệt, tránh bị vón cục. Bôi hỗn hợp lên môi và xoa đều trong khoảng 1-2 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

5. Tẩy tế bào chết môi bằng baking Soda và mật ong

Cách thực hiện: Trộn đều 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê baking soda thành hỗn hợp dạng sệt rồi bôi lên môi, chờ trong 5 phút và mát xa nhẹ nhàng. Rửa sạch môi với nước ấm và thoa son dưỡng môi.

6. Tẩy tế bào chết môi bằng nước ép bưởi, mật ong, đường và dầu ô liu

Cách thực hiện: Trộn đều 2 muỗng cà phê nước ép bưởi, 1 muỗng cà phê mật ong, 3 muỗng cà phê đường trắng, 1 muỗng cà phê dầu ôliu. Sau đó thoa lên môi và để trong 5 phút, dùng tay hoặc bàn chải lông mềm mát xa nhẹ nhàng. Rửa sạch với nước ấm và thoa son dưỡng môi.

7. Ủ dưỡng môi Biocos

Một sản phẩm tẩy da chết môi giúp bạn giữ ẩm hiệu quả cho làn môi.  Với thành phần Vitamin E, dầu S-Face VL 211, dầu hạnh nhân, dầu Jojoba và dầu dừa, Ủ dưỡng môi Biocos giúp dưỡng ẩm, làm mềm môi, giúp ngăn ngừa nứt nẻ và thâm môi.

Trong quá trình làm đẹp, ngoài chăm sóc da mặt thì môi cũng cần được chăm sóc kỹ càng nếu không muốn “lão hóa”. Hy vọng với 7 cách tẩy tế bào chết cho môi ở trên, việc tẩy da chết môi không còn là vấn đề khó khăn và các bạn có thể chăm sóc làn da môi mỏng manh của mình tốt hơn. Chỉ cần kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy làn môi của mình trở nên hồng hào và mềm mịn lên trông thấy.te