MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TRÊN 500.000đ

Mụn bọc và cách trị mụn bọc hiệu quả

Mụn bọc là một trong những tình trạng bệnh lý về da phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân hình thành lên mụn bọc là gì? Có những loại mụn bọc nào? Đâu là cách điều trị mụn bọc tại nhà hiệu quả, an toàn nhất hiện nay? Hãy cùng BIO COSMETICS tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ thông tin dưới đây nhé! 

mun-boc-va-cach-tri-mun-boc-hieu-qua

Mụn bọc 

Mụn bọc là loại mụn viêm, một trong những thể nặng của mụn trứng cá. Loại mụn này có kích thước lớn, nổi gồ lên da, viêm đỏ, bên trong có nhân cứng và mủ trắng hoặc vàng. Mụn thường gây ra cảm giác đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.

Khác với các loại mụn trứng cá thông thường, mụn bọc gây ra những tổn thương da nghiêm trọng. Nếu không chăm sóc và áp dụng phương pháp trị mụn bọc đúng cách, da có thể bị thâm đen và hình thành sẹo rất khó chữa.

mun-boc-la-gi

Một số loại mụn bọc phổ biến hiện nay

Mụn bọc không đầu

Đây là loại mụn bọc sưng to, nổi cộm trên da, không có đầu trắng, chỉ ửng đỏ bên ngoài. Khi sờ sẽ thấy mụn khá cứng, kèm cảm giác đau hoặc ngứa. Mụn bọc không đầu với đặc tính nhân mụn không nổi lên trên bề mặt da nên quá trình điều trị mụn bọc rất khó khăn. Ngoài ra, nhân mụn bọc nằm sâu dưới lớp biểu bì da và nang lông nên dễ gây các tổn thương như sẹo, mụn thâm, sẹo rỗ.

Mụn bọc mủ

Mụn bọc mủ là biểu hiện thường gặp nhất, có phần mụn bị viêm, sưng to chứa mủ màu trắng hoặc vàng, xung quanh hơi sưng đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Loại mụn này thường gây cảm giác đau nhức khó chịu và dễ để lại vết thâm hoặc sẹo lõm nếu áp dụng cách điều trị không đúng cách.

Mụn bọc không nhân

Mụn bọc không nhân là một dạng mụn trứng cá thuộc thể nặng, thường sưng to, có đường kính lớn và đỏ hơn so với nhiều loại mụn khác. Khi mới hình thành, chỉ là một cục sần cứng nổi rõ trên bề mặt da, không chứa nhân. Sau một thời gian, mụn chín sẽ sưng lên và vỡ ra kèm mủ và máu.

Mụn bọc đầu trắng

Mụn bọc đầu trắng là thể nặng của loại mụn đầu trắng thông thường, có đầu mụn nằm bên trong lỗ chân lông kèm viêm sưng và gồ lên trên bề mặt da.

mot-so-loai-mun-boc-pho-bien-hien-nay

Quy trình phát triển mụn bọc

So với các loại mụn khác, mụn bọc thường xuất hiện và tồn tại lâu trên khuôn mặt hơn. Thông thường quá trình thành và phát triển của mụn bọc trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Mụn trứng cá hình thành do bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da, khiến lỗ chân lông bít tắc, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm, biến mụn trở thành mụn bọc mủ. Đa phần mụn ở giai đoạn này khá nhỏ và chưa nhận biết rõ ràng, nhưng lại rất dễ điều trị và ngăn chặn biến chứng và lan rộng trên da.

Giai đoạn 2

Tới giai đoạn này, quá trình viêm đã xảy ra khiến các nốt mụn sưng to lên, đồng thời bên trong chứa dịch mủ màu vàng hoặc màu trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu dưới da, không thấy rõ nhưng gây đau nhức, nhất là khi chạm tay vào mụn. Mụn bọc ở giai đoạn này tuyệt đối không sờ/chạm tay vào hay xử lý vì sẽ khiến mụn bị chai, dễ để lại vết thâm và sẹo khó lành.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn mụn chín, mủ được đẩy lên trên bề mặt da và có thể vỡ ra. Khi mụn vỡ, không chỉ mủ mà cả máu sẽ tràn ra, khi đẩy hết nhân ra ngoài, da sẽ dần lành lại. Tuy nhiên các vết thâm mụn để lại sau đó kéo dài rất lâu, nếu xử lý không tốt mụn bọc còn để lại sẹo, rỗ vĩnh viễn. 

Nguyên nhân hình thành mụn bọc 

Rối loạn chức năng bài tiết

Hệ bài tiết chính của cơ thể chính là gan và thận, khi 2 cơ quan này hoạt động kém sẽ khiến độc tố tích tụ và da là 1 trong những nơi chịu ảnh hưởng. Khi rối loạn chức năng bài tiết, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn khiến da đổ dầu nhiều, kết hợp với bụi bẩn và tế bào da chết trên da khiến cho mụn dễ phát sinh và phát triển. Kết hợp với việc vệ sinh da không tốt, sẽ khiến mụn phát triển ngày càng nghiêm trọng.

Do vi khuẩn kỵ khí P.acnes 

P.acnes (Propionibacterium acnes) – 1 loại vi khuẩn kỵ khí tồn tại trên bề mặt da. Khi da tiết ra hàm lượng dầu vượt ngưỡng, tế bào bào chết tồn đọng nhiều trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy ở lỗ chân lông. Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn P.acnes sinh sôi và nảy nở. Khi này, tế bào bạch cầu sẽ hoạt động nhằm chống lại loại vi khuẩn dẫn đến tình trạng gây viêm đỏ và hình thành mụn mủ.

Sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng mụn bọc trên da. Giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh, thời kỳ mang thai chính là thời điểm quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra mạnh. Trong giai đoạn này, hormone sinh dục bên trong cơ thể sẽ thay đổi đáng kể tác động mạnh đến hoạt động của tuyến bã nhờn và hệ thống nang lông. Khi đó, lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến các mảng da phồng lên tạo thành mụn mủ.

su-thay-doi-noi-tiet-to

Tắc nghẽn lỗ chân lông

Các loại mụn viêm, dù nặng hay nhẹ, đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chung là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Hiện tượng này còn được gọi là microcomedo. Microcomedo là dạng mụn rất nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sự xuất hiện của dạng mụn này trên da khiến các lỗ chân lông bị vùi lấp, gây khó khăn trong việc tiết bã nhờn, dẫn đến hình thành mụn viêm.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh

Những thói quen xấu như ngủ muộn, nghỉ ngơi không hợp lý, ăn thực phẩm kém lành mạnh, thời gian làm việc dài,… đều ảnh hưởng đến nội tiết, thậm chí gây nhiễm độc gan, mọc mụn bọc chỉ là một trong những hệ lụy gặp phải. Do đó muốn cách điều trị mụn bọc hiệu quả, nhanh chóng nhất định phải thay đổi thói quen sống không tốt, không lành mạnh.

che-do-dinh-duong-va-sinh-hoat-thieu-lanh-manh

Cách điều trị mụn bọc tại nhà hiệu quả và an toàn

Cách trị mụn bọc bằng chanh và mật ong

Đây là một trong những cách trị mụn bọc tại nhà được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi trong canh có chứa vitamin C và hàm lượng axits cao, trong mật ong lại có nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm…Do đó, công thức này giúp làm giảm tình trạng mụn bọc hiệu quả, nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 thìa canh mật ong và 1 thìa canh nước chanh tươi.
  • Thoa hỗn hợp lên da bị mụn sẽ giúp mụn bọc khô lại, giảm sưng viêm.
  • Sau khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Áp dụng cách trị mụn bọc này 5-6 lần/tuần sẽ giúp mụn đẩy cồi lên. Lúc này có thể tiến hành nặn mụn mà không sợ đau đớn. Kết hợp với uống nước chanh mật ong, sẽ giúp hạn chế các vết thâm mụn, mụn mới hình thành và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn bọc. 

cach-tri-mun-boc-bang-chanh-va-mat-ong

Cách trị mụn bọc bằng nước đá

Mụn bọc khiến cho vùng đó bị sưng to, gây đau đớn. Khi sử dụng đá lạnh, đá lạnh sẽ tác động lên mủ bên trong và giảm sưng đỏ, các mạch máu gây đau đớn co lại từ đó giảm đáng kể những triệu chứng mà mụn bọc gây ra. Đây là cách giảm các triệu chứng mụn bọc gây ra tại nhà an toàn và hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy một chiếc khăn sạch, bọc lại một viên đá nhỏ.
  • Đặt khăn bọc đá lên vết mụn 1 cách nhẹ nhàng cho tới khi viên đá tan hết.
  • Áp dụng 1 lần/ngày để đẩy nhanh quá trình trị mụn nhé!

Cách trị mụn bọc bằng rau diếp cá

Các thành phần có trong rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Nhờ đó khiến cho các vết mụn bớt sưng, đẩy nhân nhanh chóng, sạch sâu lỗ chân lông đồng thời hạn chế tối đa vết thâm do mụn gây ra. Đồng thời, vitamin A, C và các khoáng chất trong rau diếp cá giúp tái tạo da, làm cho da sáng, ngăn ngừa thâm mụn, sẹo mụn.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 2 nắm rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nát với chút muối rồi vắt lấy nước.
  • Vệ sinh mặt sạch, dùng bông tẩy trang chấm nước rau diếp cá lên vùng da bị mụn. 
  • Sau khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Áp dụng tối đa 3-4 lần/tuần. 

Kết luận: Trên đây là những thông tin về mụn bọc và cách điều trị mụn bọc tại nhà mà BIO COSMETICS đã tổng hợp và chia sẻ đến mọi người. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với các bạn. Để nhận tư vấn lựa chọn các dòng sản phẩm loại bỏ mụn hiệu quả hãy liên hệ ngay đến BIO COSMETICS nhé!