MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TRÊN 500.000đ

Cách hết mụn đúng, tránh lây lan

Bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố ẩn sâu trong các lỗ chân lông là nguyên nhân khiến mụn “đeo bám” dai dẳng trên da mặt. Bạn lo lắng, khổ sở vì chưa tìm được cách hết mụn an toàn, tránh lây lan. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra những cách chữa mụn hiệu quả nhất để áp dụng ngay hôm nay nhé!

1. Vì sao bạn bị mụn?

Mụn là bệnh do nang lông, tuyến bã ở da hoạt động quá mức làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn.

nhung-nguyen-nhan-gay-mun-chu-yeu

Có 07 giai đoạn hình thành của mụn:

Giai đoạn 1: Da bình thường

Tuyến bã nhờn kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên và thay tế bào mới. Khi hoạt động, tuyến bã nhờn sẽ đem chất nhờn lên bề mặt, làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh.

Giai đoạn 2: Mụn ẩn, không nhìn thấy được

Các tế bào da chết được đào thải ra ngoài, bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Biểu hiện trên da: da vẫn bình thường, hoặc xuất hiện một chắm nhỏ xíu, căng da ra mới nhìn thấy được.

Giai đoạn 3: Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là nhân trứng cá, nằm trong lỗ chân lông kín miệng. Mụn này sờ vào thấy sần sần, có thể dễ dàng nhìn thấy. Mụn đầu trắng mọc thành từng đám, nếu bị viêm nó sẽ chuyển sang mụn đỏ. Mục đích chữa ở giai đoạn này chính là tránh để xảy ra tình trạng viêm.

Giai đoạn 4: Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng, bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Ở giai đoạn này, khi mụn đầu đen đã trồi lên, chúng ta mới được nặn, các giai đoạn khác thì tuyệt nhiên không nhé.

Giai đoạn 5: Mụn đỏ

Khi này đã xuất hiện tình trạng viêm, những mụn đầu trắng và mụn đầu đen bị viêm phát triển thành mụn đầu đỏ. Mụn đầu đỏ xuất hiện có thể do một vài thay đổi không tốt trong sinh hoạt, ăn uống, hoặc do chăm sóc da mặt kém mà hình thành ngay chỉ sau một đến hai đêm. Mục tiêu chữa mụn của giai đoạn này là làm dịu sưng viêm.

Giai đoạn 6: Mụn có mủ

Cũng giống như giai đoạn 5, nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì sẽ thành mụn mủ. Mụn này thường khá to, có một đầu trắng xóa nổi lên trên da, gây đau nhức khi vô tình chạm nhẹ.

Giai đoạn 7: Mụn bọc, mụn bọc có mủ

Đây là giai đoạn kinh hoàng nhất của mụn, sự viêm nhiễm đã trầm trọng, hình thành ổ khuẩn, bắt rễ sâu dưới lỗ chân lông và lan rộng thành những cái mụn bọc, cứng, nặn ra chắc chắn sẽ để lại sẹo. Mụn gây đau nhức và sưng, mất 2-3 tuần để xẹp và để lại vết thâm. Mụn này có thể hình thành sau giai đoạn 2 mà bỏ qua các giai đoạn khác.

Ở giai đoạn này, cần phải tuyệt đối tránh sử dụng tất cả loại mỹ phẩm dù ở dạng nào. Nên rửa mặt với nước chè pha loãng, hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để làm dịu vết thương. Đồng thời kết hợp thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ da liễu.

Một số cách hết mụn và giảm mụn

Khi bị mụn ở bất cứ giai đoạn nào thì hãy nhanh chóng tìm cách chữa ngay lập tức, tránh tình trạng càng để lâu càng khó chữa hoặc để lại hậu quả. Hãy tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây giúp bạn giảm và hết mụn:

1. Đừng nặn mụnneu-muon-het-mun-dung-cach-thi-cac-ban-dung-nen-nan-mun

Đây là nguyên tắc số một cho câu hỏi làm cách nào để hết mụn! Mụn có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi bạn đưa tay lên nặn mụn, những vi khuẩn từ bàn tay sẽ bạn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang những lỗ chân lông lân cận và ở lại đó “làm tổ”, gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến da bạn càng đỏ tấy và đau đớn, có thể để lại sẹo.

2. Đừng chạm tay lên mặt

Bàn tay của bạn dù đã rửa bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn luôn có dầu và bụi bẩn. Tay cũng là một nơi trung gian làm lây nhiễm các loại vi khuẩn. Nếu bạn đưa tay chạm mặt dù là vô thức thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, gián tiếp làm vi khuẩn lan ra cả những vùng da khác trên mặt. Cho nên lời giải đáp câu hỏi làm sao để hết mụn thì trước tiên hãy từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt đã nhé.

3. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách làm hết mụn đơn giản và hiệu quả nhất. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên uống từ 9 đến 12 cốc nước một ngày (tương đương 2,2 đến 3 lít nước). Cụ thể, phụ nữ nên uống 9 cốc nước, và đàn ông nên uống 12 cốc nước mỗi ngày. Làn da cũng là một cơ quan của cơ thể, và cũng giống như thận, nó cần phải nhận được một lượng nước vừa đủ để hoạt động tốt.

4. Ăn uống lành mạnh

che-do-an-uong-lanh-manh-giup-cai-thien-va-het-mun-rat-tot

Chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp bạn trả lời câu hỏi làm cách nào để hết mụn và có một làn da đẹp. Có lẽ bạn cũng đã biết nguyên tắc này: ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tiêu thụ những thực phẩm chứa lợi khuẩn cũng như nhiều chất béo có lợi như omega-3 (cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại hạt, đặc biệt là hạt lanh, rau chân vịt và rau cải xoong) sẽ giúp cơ thể tránh viêm nhiễm và khiến các tế bào khỏe mạnh hơn. Hãy ăn từ 400 tới 900 gram rau và hoa quả một ngày, đặc biệt là các loại rau xanh.

5. Sử dụng đúng loại vitamin với liều lượng phù hợp

Đây là một nguyên tắc không cần phải bàn cãi cho sức khoẻ rồi đúng không nào. Khi bạn sử dụng đúng loại vitamin, làn da của bạn sẽ khỏe mạnh, tươi tắn và hết mụn nhọt. Vitamin A đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện làn da. Nhưng chú ý  đừng sử dụng vitamin A khi đang mang thai nhé.

Bên cạnh đó, vitamin E cũng có vai trò quan trọng đối với làn da. Với những người bị mụn, lượng vitamin E trong cơ thể họ rất thấp cho nên hãy dùng 400 IU (đơn vị quốc tế) một ngày nhé.

Ngoài vitamin thì sử dụng tinh dầu hoa anh thảo cũng là một lựa chọn tốt. Tinh dầu hoa anh thảo có chứa axit béo omega-6 với tác dụng chống viêm nhiễm. Nếu cơ thể bạn thiếu chất này, mụn nhọt có thể sẽ xuất hiện. Hãy dùng từ 1000 tới 1500mg, 2 lần mỗi ngày.

6. Không rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày

Đây là một lưu ý quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Bạn cứ nghĩ rửa mặt nhiều sẽ làm sạch da tránh mụn? Nhưng không đâu! Khi bạn rửa mặt quá nhiều, da mặt của bạn sẽ bị khô và phải sản sinh ra nhiều dầu hơn, đồng nghĩa với việc mụn mọc nhiều hơn.

su-dung-sua-rua-mat-thao-moc-biocos-ho-tro-ngan-ngua-mun

Sữa rửa mặt thảo mộc – Brightening Facial Cleanser làm sạch da, góp phần làm sáng da và hỗ trợ ngăn ngừa mụn

Chỉ cần rửa mặt lúc sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa mặt thật sạch để loại bỏ được bụi bẩn, các tạp chất, và dầu,… bám trên bề mặt da. Hãy dùng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa, sau đó thấm khô bằng khăn sạch. Nên sử dụng những loại khăn mềm để tránh cọ xát, điều đó có thể gây kích ứng da khiến mụn mọc nhiều hơn.

7. Dưỡng ẩm cho da

Sau khi bạn rửa mặt, da mặt của bạn sẽ bị mất đi độ ẩm cần thiết để chống lại các vi khuẩn gây mụn. Lúc này, hãy dưỡng ẩm cho da mặt bằng loại kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da. Đừng nghĩ rằng da bị mụn thì đòi hỏi phải luôn khô. Tuy là da mụn, song da cũng cần có độ ẩm để dưỡng chất thấm sâu và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, giúp da hồng hào tự nhiên. Hãy nhớ sử dụng những loại mỹ phẩm sạch từ thiên nhiên để dưỡng ẩm và trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm bạn cần đảm bảo bàn tay phải thật sự sạch sẽ nhé.

8. Ngủ đủ giấc

“Ăn được, ngủ được là tiên!” – câu nói này đúng với những bạn bị mụn. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn bị căng thẳng, điều này ảnh hưởng rất xấu tới làn da và gây nên tình trạng mụn. Trước khi tìm cách hết mụn, thì bạn cần “F5” lối sống cho lành mạnh đã nhé!

Những điều nên làm khi bị mụn

Khi bị mụn, hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn cảm xúc: Từ hoảng loạn, đến thất vọng và cuối cùng là tuyệt vọng. Có quá nhiều sự lựa chọn và quá nhiều luồng thông tin khiến chúng ta không thể xác định được sẽ lựa chọn theo phương pháp nào. Hãy tham khảo những điều nên làm sau:

1. Tìm đến bác sĩ da liễu

Những ngày đầu mới bị mụn, việc tìm đến bác sĩ da liễu là điều đúng đắn. Khi đó, da chưa phải chịu qua quá nhiều các tác động vật lí (cậy, nặn,…) và tác nhân hóa học (mỹ phẩm, tác nhân môi trường…) nên khá dễ chữa. Vì vậy, nhớ chăm sóc và bảo vệ da theo đúng những điều bác sĩ căn dặn và cho uống theo kê toa nhé.

2. Đi khám nội tiết tố

Bạn nên đi khám nội tiết tố sau khi bạn đã theo lộ trình chữa mụn 06 tháng của bác sĩ nhưng chưa thấy cải thiện về da. Các dạng mụn viêm, dạng nang, mọc đều khắp mặt hoặc mọc nhiều dưới cầm và hai bên quai hàm cũng nên đi khám nội tiết tố.

3. Đi khám tổng quát

Khi chỉ bị mụn ở một vị trí, trong một khoảng thời gian rất dài, rất có thể bạn có nguy cơ bị một cơ quan trong cơ thể tố cáo về tình trạng sức khỏe. Các trường hợp dễ gặp nhất là các vấn đề về dạ dày, đường tiêu hóa thì sẽ bị mụn quanh cầm; hay phổi yếu, thở dốc thường bị mụn hai bên gò má; bị gan thường nổi mụn ở lưng, tay chân…

4. Tìm đến Đông y

Khi tìm đến Đông y, bạn đang tìm đến liệu pháp chữa bằng thảo mộc và thời gian chữa sẽ kéo dài khoảng vài năm. Đây là cách an toàn và bền vững, giúp cân bằng và thải độc cho các cơ quan bên trong cơ thể như gan, thận, phổi,…

5. Giữ vệ sinh, kết hợp nâng cao sức đề kháng

Thật ra, có đến 80% những người bị mụn là do vấn đề vệ sinh kém, hay do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn đến mụn hoành hành dai dẳng. Bị mãi bị mãi, cứ cố gắng đắp vào da hết loại kem này đến loại kem khác mà không chịu nhìn vào cái gốc bên trong là sệ sinh da sạch sẽ. Hãy rửa mặt hằng ngày với sản phẩm rửa mặt không bọt, không hạt tẩy, không chất tẩy, độ pH từ 5-6 là lý tưởng.

Trên đây là những góp ý dành cho những ai đang thực sự quan tâm và muốn hiểu thêm về cách hết mụn, hy vọng những điều này có thể giải quyết được phần nào vấn đề của bạn. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại làn da sáng khỏe, chia tay sớm lũ mụn đáng ghét.